Tìm
English
Thứ sáu, 22/06/2018 - 18:24

“Cùng chung tay giữ màu xanh của biển” – Keep Oceans Blue
Hưởng ứng các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới 2018, Học viện Tài chính phát động tuần lễ “Cùng chung tay giữ màu xanh của biển” – Keep Oceans Blue từ ngày 22- 29/6 trong toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động và sinh viên trong toàn Học viện.

 Nguyễn Phương Anh – sinh viên Học viện Tài chính tham

trong phần thi Người đẹp du lịch – góp phần làm sạch môi trường biển trong cuộc thi Người đẹp Hạ Long 2018

Đây là hoạt động thực hiện theo Công văn số 6381/BTC-KHTC ngày 30/5/2018 của Bộ Tài chính V/v tổ chức các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới 2018 với chủ đề “Cùng chung tay giữ màu xanh của biển.

Việt Nam có bờ biển kéo dài trên 3.260km, và hơn 3.000 các đảo lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế biển như dầu khí, vận tải, du lịch, thủy sản.v.v… Nhưng thực tế cho thấy chính những nhu cầu lợi ích đó của con người đã và đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên biển và làm cho môi trường biển ngày càng ô nhiễm một cách trầm trọng.

Con người đang ngày đêm thải ra biển một lượng rác rất lớn, coi biển là thùng rác. Tại các khu, điểm du lịch biển, công tác vệ sinh môi trường chưa được quan tâm thường xuyên, triệt để. Rác thải chưa được thu gom, xử lý đúng quy trình, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là tại một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn… Hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ, nguồn nước thải tại các khu vực này chủ yếu được xả thẳng ra biển… Hơn nữa, ý thức về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển, ven biển của du khách chưa cao, luôn xảy ra tình trạng vứt rác, vứt thức ăn, đồ uống thừa bừa bãi trên các bãi tắm.

Các số liệu thống kê cho thấy, hàng năm có khoảng 70% chất thải đổ ra biển có nguồn gốc từ đất liền khi các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, thuốc bảo vệ thực vật….  mà lượng lớn chất thải này chưa được sử lý, thông qua hệ thống thoát nước xả thẳng ra các sông, trăm sông đổ về biển hoặc xả trực tiếp ra biển, mang theo một lượng lớn các chất bồi lắng, nhựa, hóa chất, kim loại, cặn dầu, thậm chí cả những chất phóng xạ.

Rác thải nhựa ngập bãi biển

Ngoài ra ô nhiễm chất thải do các hoạt động trên biển như hàng hải, tai nạn tràn dầu từ các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí. Các vụ chìm tàu, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản bất hợp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường biển.

Từ tháng 12/2006 đến cuối tháng 4/2007, có khoảng 21.600 - 51.800 tấn dầu trôi nổi gây ô nhiễm biển Việt Nam từ Bắc đến Nam, trong đó chỉ có 20 tỉnh, thành ven biển đã vớt và xử lý 1.721 tấn, số còn lại khuyếch tán, lan rộng, gây hậu quả cho thực vật và sinh vật biển.

 Biển người đổ về các bờ biển vào mùa hè, gây áp lực lên môi trường biển

Trong những năm gần đây, diện tích rừng ngập mặn ở nước ta giảm nhanh.Tình trạng sạt lở đất tại các tỉnh ven biển hiện nay đang ngày càng nghiêm trọng với tần suất và sự phức tạp ngày càng tăng trên toàn bộ vùng duyên hải Việt Nam với các phạm vi khác nhau.

 Tình trạng ngập rác ở các bờ biển vào màu nghỉ mát

Theo đánh giá của các nhà khoa học, chất lượng môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam đang tiếp tục suy giảm. Đã có 70 loài hải sản được đưa vào danh sách đỏ để bảo vệ, 85 loài ở tình trạng nguy cấp ở nhiều mức độ khác nhau. Đặc biệt là hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện nhiều ở các vùng biển nước ta gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi trồng thủy hải sản.

Vấn đề tài nguyên, môi trường ven biển hiện nay đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức, tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước và bảo đảm nguồn sống cho con người. Chủ đề năm nay hướng tới việc khuyến khích các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa và ngăn chặn rác thải nhựa trên biển vì một đại dương khỏe mạnh hơn, cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Hãy chung tay vì môi trường biển xanh, sạch đẹp

Các hoạt động của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển, hải đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tôn vinh những giá trị của đại dương đối với sự sống của nhân loại, chuyển tải các thông điệp về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Qua đó khuyến khích các tổ chức, các nhân và cộng đồng có những hành động thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vì sự phát triển bền vững của đất nước, cũng như công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay.

Trong Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam từ ngày 22/6- 29/6/2018, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động và sinh viên Học viện Tài chính cần nâng cao nhận thức về vai trò của biển đảo, ý thức trách nhiệm trong giữ gìn vệ sinh môi trường biển cũng như phát triển tài nguyên biển bền vững. Bên cạnh đó, cần lan tỏa ý thức ý thức trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm xã hội về vấn đề cấp bách này ra cộng đồng, cùng tham gia việc làm cụ thể, thiết thực hưởng ứng.

Mỗi cá nhân thực hiện việc nói không với việc sử dụng túi nylon, ống hút và đồ đựng dùng một lần bằng nylon. Thực hiện phân loại và tuân thủ bỏ rác đúng nơi quy định.

Mùa hè đến cũng là thời điểm các cá nhân, gia đình và tập thể có những kỳ nghỉ mát tại những khu du lịch biển. Hãy là những du khách có trách nhiệm với môi trường biển, thực hiện những hành vi, hành động bảo vệ biển (không vứt rác bừa bãi, tham gia làm sạch môi trường biển, nhắc nhở khác và khuyến khích mọi người cùng thực hiện…).

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam của Học viện Tài chính (ngày 22/6- 29/6/2018) sẽ góp phần lan tỏa thông điệp về bảo vệ, giữ gìn môi trường biển gắn với tình yêu biển đảo, tình yêu Tổ quốc rộng rãi trong xã hội, “Cùng chung tay giữ màu xanh của biển”.

 

Ban CTCT&SV
Số lần đọc: 9

Danh sách liên kết