Tìm
English
Thứ sáu, 07/06/2019 - 11:30

Học viện Tài chính: Mỗi hành động nhỏ, cùng chung tay “Chống rác thải nhựa” Bài 2: Túi NILON – Có phải chuyện NHỎ
(HVTC) - Ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng và là vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Để cải thiện, cần có sự chung tay vào cuộc của tất cả mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Hãy bắt đầu từ hành động nhỏ của mỗi người, bắt đầu ngay từ giờ phút đọc thông điệp này. Mỗi CBVC, người lao động và sinh viên, học viên cùng nhau “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”, “Chống rác thải nhựa” mỗi ngày.

Chuyện nhỏ mà không nhỏ

 Rác thải nhựa bao phủ đại dương, mặt đất do thói quen sử dụng của con người hàng ngày, hàng giờ tạo ra

Chỉ là cái túi nilon nhỏ bé, có phải là chuyện nhỏ? Nếu nhận thức được tác hại của việc sử dụng túi nilon và thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần ở mỗi người, mỗi gia đình sẽ góp phần tích cực trong giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tài nguyên & Môi trường, mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng trung bình khoảng 7-8 túi nilon mỗi ngày. Riêng TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon. Mỗi ngày, HN thải ra 4000-5000 tấn rác (7-8% là rác thải nhựa). Lượng túi nilon này tăng theo từng năm.

Câu chuyện nhỏ nhưng mối nguy hại to khi túi nilon gây hại với môi trường nhưng lại có nhiều tiện dụng trong cuộc sống hiện đại vốn rất bận rộn. Chúng có rất nhiều công dụng và được con người tự khám phá thêm (Khi đi mua sắm không cần mang vật dụng chứa, đựng; Cất giữ đồ; lót thùng rác; Đóng gói chuyển đồ, lưu trữ đồ đạc; Nút chai lọ hay dùng che đậy các đồ dùng; dùng thay dây buộc, nút các lỗ hổng không cần thiết...). Túi nilon có giá thành rẻ, độ bền cao, chống thấm, dễ dàng vận chuyển, cất giữ cũng như khi vứt bỏ. Mặt khác, các nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ ưa sử dụng chúng vì đây là loại có nhiều chủng loại, đa dạng mẫu mã, kích thướng, dễ thiết kế in ấn, phù hợp với rất nhiều mục đích sử dụng. Vì vậy, túi nilon có mặt khắp mọi nơi và ngày càng sử dụng rộng rãi.

Hãy trao cho các em bằng cả tình yêu thương và trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường và trao luôn nhận thức này

Đến nay, túi nilon tác hại đến môi trường như thế nào, không còn phải bàn cãi nhưng chính sự tiện dụng và giá thành thấp của nó làm cho con người nhắm mắt làm ngơ.

Tương tự túi nilon, hộp xốp dùng để đựng thực phẩm cũng trở nên rất phổ biến. Sự nguy hại với môi trường, độc hại với cơ thể của nó cũng tương đương nhau. Trên thế giới, chất liệu nhựa PVC, nhựa PS (dùng để sản xuất hộp xốp) bị cấm trong sản xuất hộp đựng thực phẩm nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể. Khi đựng đồ nóng, hàm lượng monostyren (một chất độc) trong loại nhựa này giải phóng ra càng nhiều và có thể bám vào thức ăn gây tổn hại đến gan và nhiều bệnh khác. Bản thân monostyren là một chất độc có thể gây ung thư và các bệnh về thần kinh như: giảm trí nhớ, mất tập trung, giảm thính giác, thị giác. Ở môi trường nhiệt độ cao, hộp nhựa sẽ sản sinh độc tố BPA cao gấp nhiều lần so với điều kiện thường. Không chỉ nhiệt độ cao, loại nhựa này khi gặp dầu mỡ, muối mặn, axít... sẽ gây độc tố hại cho con người.

Bao bì bằng nhựa dùng trong thực phẩm ở nước ta vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đa số đều do các cơ sở tư nhân sản xuất từ nhựa tái sinh trên những thiết bị thô sơ, không đủ yêu cầu kỹ thuật, do đó thường có chứa các yếu tố độc hại với cơ thể. Loại nhựa chỉ tái chế 1 lần cũng sinh ra nhiều hợp chất độc hại, tái chế nhiều lần sẽ càng độc hơn. Vì hàm lượng chất độc sinh ra rất thấp, nên người tiêu dùng chưa thấy được ngay tác động, nhưng sử dụng trong thời gian dài, chất độc sẽ tích lũy dần trong cơ thể. Đây là nguồn gốc của các loại bệnh tật, thậm chí dẫn đến ung thư.

Vẫn chỉ là chuyện nhỏ

 

Sản phẩm xanh

Để loại bỏ việc sử dụng túi nilon nói riêng, các loại đồ nhựa dùng 1 lần nói chung, cần thay đổi thói quen kiểu “tiện dụng” trong sinh hoạt của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Tiêu chí lựa chọn các sản phẩm sử dụng của bản thân, trong mỗi gia đình phải hướng đến SẢN PHÂM XANH – thân thiện với với môi trường, có thể sử dụng lại nhiều lần, được làm từ các chất liệu tái chế hoặc có thời gian phân hủy trong tự nhiên ngắn như các vật liệu như rơm, tre, gỗ, vải cotton hoặc các loại nhựa tái chế thân thiện với môi trường.

Chỉ cần vài phút để lưu ý, bỏ sẵn trong tư trang, kèm theo điện thoại: Túi đựng (lựa chon 1 trong các loại từ chât liệu giấy - vải sử dụng nhiều; dệt từ sợi nilon sử dụng nhiều lần,  nilon tự huỷ, phân hủy sinh học); Ống hút (bằng i nox hoặc bằng cỏ hay giấy); Bàn chải đánh răng gỗ; hộp dựng đồ ăn dùng nhiều lần; Chai đựng nước (thủy tinh hay loại dùng nhiều lần). Đây là những vật dụng cần thiết, nhỏ, gọn nên không khó để sắp xếp trong túi xách tay, ba lô, cốp xe mang theo bên mình hàng ngày.

Một hành động nhỏ để cứu trái đất

Trước khi đi chợ, đi mua đồ, dành vài phút để chuẩn bị làn hay giỏ đựng, túi giấy, giấy gói.

Chuẩn bị cho một ngày mới hay một chuyến đi dài ngày đều cần thiết. Vì, một ngày mới với những vật cần thiết, thân thiện với môi trường để chúng ta và các thế hệ mai sau sẽ luôn được sống trong môi trường tốt, an toàn. Điều đó đồng nghĩa với việc rác thải ít dần đi những loại rác thải nhựa độc hại.

 Sản phẩm xanh

Học viện Tài chính kêu gọi Mỗi CBVC, người lao động và sinh viên, học viên cùng nhau “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”, “Chống rác thải nhựa” mỗi ngày:

  • Sử dụng các sản phẩm xanh;
  • Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống. Giữ gìn cây xanh bằng cách chọn những vật trang trí nội thất từ các chất liệu thân thiện với sinh thái; sử dụng nội thất lâu bền, không chạy theo trào lưu thời trang. Trồng nhiều cây nhất có thể và có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây xanh công cộng gần nơi ở, nơi làm việc
  • Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên: 
  •  Rút các phích khỏi ổ cắm: Hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động… khi không sử dụng.
  • Sử dụng năng lượng sạch: Sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch (tăng cường dùng năng lượng mặt trời trong thiết bị nóng lạnh...).
  • Nguyên tắc 3R: (reduce, reuse, và recycle): Giảm sử dụng – tái sử dụng – sử dụng sản phẩm tái chế. Giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của bản thân hơn là phải tái sử dụng và tái sử dụng sẽ còn tốt cho môi trường hơn phải tái chế các sản phẩm đã vứt đi!
  • Tận dụng ánh sáng mặt trời: Mở tung cửa sổ ngôi nhà bất cứ khi nào có thể để đón ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng..

Tiêu chí của sản phẩm xanh: là các sản phẩm thân thiện với môi trường

  1. Có thể được tái sử dụng nhiều lần (túi vải cotton)1 lần.
  2. Sản phẩm được làm từ các nguyên liệu dễ dàng phân huỷ trong môi trường tự nhiên như các chế phẩm từ cây, lá, gỗ (ống hút tre, hộp cơm làm từ bã mía)
  3. Sản phẩm có quá trình sản xuất sử dụng ít nhất các tài nguyên (bàn chải làm từ tre, túi đựng làm bằng bột sắn..)
  4. Sản phẩm với quá trình sản xuất, sử dụng không thải ra các chất hoá học gây hại con người, môi trường (xà phòng giặt từ cà phê, trà xanh...)
  5. Sản phẩm hạn chế sử dụng bao bì,

Lợi ích khi sử dụng sản phẩm xanh:

Các sản phẩm có thời gian phân hủy nhanh. Khi phân hủy tạo ra các chất hữu cơ cho đất giúp tái tạo đất, bắt đầu một vòng đời tuần hoàn mới mà không gây hại đến môi trường.

 

Ban CTCT&SV (Tổng hợp)
Số lần đọc: 13

Danh sách liên kết