Sự kiện “Sinh viên Học viện Tài chính - Sáng tạo và nắm bắt cơ hội cùng ACCA và các đối tác” đã diễn ra vào chiều ngày 20/12/2018, tại Hà Nội, bởi sự kết hợp giữa Học viện Tài chính và Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) phối hợp tổ chức. Sự kiện đã diễn ra thành công cùng một chuỗi các hoạt động đáng chú ý bao gồm lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với 6 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán đó là: Deloitte Việt Nam, EY Việt Nam, KPMG Việt Nam, PwC Việt Nam, Hãng kiểm toán AASC, Công ty RSM Việt Nam..
Nằm trong khuôn khổ của của chuỗi sự kiện, anh Phạm Ngọc Quân một cựu sinh viên Học viện Tài chính, tốt nghiệp chuyên ngành kiểm toán – khoa kế toán Học viện tài chính hiện tại đang là Phó phòng kiểm toán tại RSM Việt Nam đã có bài Báo cáo thực tế với chuyên đề “Gian lân báo cáo tài chính” trước 90 sinh viên chuyên ngành kiểm toán của Học viện Tài chính.
Anh Phạm Ngọc Quân Phó phòng kiểm toán tại RSM Việt Nam
Anh Phạm Ngọc Quân Assistant Manager tại RSM Việt Nam, đã giúp các bạn sinh viên kiểm toán có cách nhìn mới, những hiểu biết thực tế quý báu về gian lận trong báo cáo tài chính.
Bài trình bày của anh Ngọc Quân bắt đầu qua việc giới thiệu về lợi nhuận,
quản trị lợi nhuận và những hiểu biết ban đầu về gian lận
+ Quản trị lợi nhuận là сáс hành động сủа nhà quản trị táс động đến kết quả hоạt động сủа dоаnh nghiệр đượс thể hiện trоng báо сáо tài сhính, tạо rа một ấn tượng dоаnh nghiệр сó dоаnh thu сао hоặс сhi рhí thấр. Quản trị lợi nhuận có thể khiến сáс сổ đông hiểu sаi về tình hình tài сhính thựс tế сủa сông ty.
+ Gian lận là sự trình bày sai lệch có chủ định các thông tin trên báo cáo tài chính, do một hoặc nhiều người trong Ban giám đốc công ty, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện.
+ Doanh nghiệp có nhiều thủ thuật trên để quản trị lợi nhuận bao gồm: Ước tính nợ và các khoản kế toán dồn tích có thể điều chỉnh, Ghi nhận sớm hoặc muộn các khoản doanh thu, Dự toán vượt mức các khoản dự phòng, Vi phạm các quy định về nguyên tắc lập báo cáo tài chính …
+ Những động cơ dẫn tới gian lận gồm: Lương thưởng ban điều hành, Thỏa mãn các cam kết vay vốn/ nhận tài trợ, Thay đổi trong ban lãnh đạo, Lợi nhuận quá cao hoặc lỗ qua lớn, Động cơ thị trường vốn (phát hành cổ phiếu, mua bán cổ phiếu, Mua bán – sát nhập – tách doanh nghiệp
+ Các khoản mục gian lận thường thấy gồm doanh thu, phải thu, tài sản và chi phí, cụ thể:
- Doanh thu, phải thu: Ghi nhận doanh thu trước/sau khi chuyển hàng, Doanh thu giả cho khách hàng thật, Làm cho doanh thu lớn hơn và ghi nhận chi phí tương ứng
- Tài sản: Giá trị vốn hóa không hợp lý, Báo cáo tài sản giả, thổi phồng giá trị TSCĐ,
- Chi phí: Hàng tồn kho không có thật, Giá trị hàng tồn kho bị thổi, phồng, Đánh giá giá trị hàng tồn kho không phù hợp
+ Các dấu hiệu chính của gian lận bao gồm:
- Yếu Kém hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
- lợi nhuận tăng/giảm biến động bất thường so với xu hướng của ngành
- Có mối quan hệ, giao dịch lớn, trọng yếu với các bên thứ ba (vào quý IV/ cuối năm)
- Giao dịch bán hàng với khối lượng lớn cho các khách hàng mới, không rõ ràng
- Doanh thu/ chi phí trọng yếu phát sinh từ các giao dịch mua bán, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp
Vậy làm thế nào để phát hiện gian lận?
Có nhiều cách thức để phát hiện gian lận, tuy nhiên có 03 phương pháp chủ yếu gồm phân tích dữ liệu, phân tích các thông tin khác, xem xét dấu hiệu của các thủ thuật gian lận:
+ Phân tích dữ liệu: trong đó có thể sử dụng phân tích các chỉ số hoạt động để tìm ra gian lận như doanh thu trên số nhân viên hoặc sử dụng một số chỉ số về gian lận như chỉ số M-score, chỉ số Altman Z-Score.
+ Phân tích các thông tin khác: gồm các chỉ số phi tài chính (số lượng nhân viên, sô lượng hàng bán, diện tích thuê kho), dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Các thủ thuật chủ yếu khi thực hiện gian lận là gì?
Anh Phạm Ngọc Quân chia sẻ 05 thủ thuật chủ yếu thường gặp khi thực hiện gian lận gồm:
- Thủ thuật: Cookie jar accounting: Đây là thủ thuật kế toán được thực hiện trong giai đoạn có kết quả kinh doanh tốt nhằm tạo ra các khoản dự trữ lợi nhuận cho các năm có kết quả kinh doanh kém hơn. Mục đích của thủ thuật nhằm tạo ra lợi nhuận đều đặn cho Công ty qua các năm mà kết quả kinh doanh thực tế rất khác so với báo cáo. Công ty điển hình áp dụng thủ thuật này có thể kể đến như: Dell (2002 – 2006): 100 triệu USD tiền phạt cho SEC để giàn xếp vụ việc gian lận khi sử dụng Cookie Jar Accounting.
- Thủ thuật: Big bath in accounting: là thủ thuật trong quản trị lợi nhuận (“earning management”) sử dụng để ghi nhận khoản lỗ lớn, giảm tải sản trong kỳ hiện tại. Mục đích của thủ tục này là ghi nhận toàn bộ lỗ trong kỳ hiện tại nhằm tạo lợi nhuận trong tương lai. Công ty điển hình áp dụng thủ thuật này có thể kể đến như: Samsung (2016): Samsung Note 7 (Battery) – Financial cost $3 billion – Wash out all mobile profit
- Thủ thuật: Sale and lease back/buy back: là hoạt động doanh nghiệp bán tài sản cố định sau đó thực hiện thuê lại chính TSCĐ đó với thời gian thuê bằng chính thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ hoặc mua lại vào năm sau, bản chất: đây là nghiệp vụ giao dịch tài trợ vốn lưu động ngắn hạn; không được ghi thu nhâp/lỗ do bán tài sản. Công ty điển hình áp dụng thủ thuật này có thể kể đến như: Vietjet air, Eximbank (EIB 2015 – 2016), Lehman Brothers (repo 105)
- Thủ thuật: Special Pourpose entity: đây là thủ thuật lập ra với các mục đích đặc biệt (trên danh nghĩa có thể là Công ty con hoặc không) nhằm cô lập một bộ phận tài sản của Công ty mẹ hoặc phục vụ cho các giao dịch hoán đổi và các công cụ tín dụng hoặc tạo giao dịch mua – bán nhằm thổi phồng doanh thu/lợi nhuận của Công ty mẹ hoặc che dấu các khoản nợ xấu, lỗ của Công ty mẹ. Công ty điển hình áp dụng thủ thuật này có thể kể đến như: Enron
- Thủ thuật: Giả định đã bán: Công ty điển hình áp dụng thủ thuật này có thể kể đến như: Masan group ghi tăng thu nhập tài chính khi giả định bán cổ phiếu của Techcombank do TCB bán cổ phiếu quỹ (Giả định bán với giá rất cao)
Bài thuyết trình của anh Phạm Ngọc Quân đã giúp các bạn sinh viên chuyên ngành kiểm toán thêm hiểu biết thực tế trên con đường trở thành những chuyên gia kế toán, kiểm toán trong tương lai.
TS. Ngô Như Vinh – Giảng viên Khoa Kế Toán